
Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...
Một người khỏe mạnh bình thường cần 2 lít nước/ngày là tốt nhất, bạn nên uống sau khi vừa ngủ dậy, sau các bữa ăn, sau khi vận động và uống bất cứ khi nào bạn thấy khát,… đó là những khuyến cáo của bác sĩ về vai trò của nước đối với cơ thể.
Một người khỏe mạnh bình thường cần 2 lít nước/ngày là tốt nhất, bạn nên uống sau khi vừa ngủ dậy, sau các bữa ăn, sau khi vận động và uống bất cứ khi nào bạn thấy khát,… đó là những khuyến cáo của bác sĩ về vai trò của nước đối với cơ thể.
Nước giữ nhiều vai trò rất quan trọng trong cơ thể, dưới đây là vài thống kê:
Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy nuôi tất cả tế bào. Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cần thiết cho các chức năng cơ thể.
Nước giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đồng thời loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở.
Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là chất nhờn làm cho khớp cử động trơn tru. Phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến tim và não.
Nước cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể. Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng: não chứa 85% nước, xương 22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10%…
Cơ thể thiếu nước có thể dẫn tới một số ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe như:
Nhiều người thắc mắc “một ngày uống bao nhiêu nước là đủ?” Không phải uống càng nhiều nước càng tốt. Uống quá nhiều nước trong 1 ngày sẽ gây áp lực cho thận, khiến thận phải làm việc nhiều, nó cũng gây loãng các chất điện giải trong máu, lượng natri bị hạ thấp cùng nhiều lý do chuyên môn khác khiến bạn có thể bị “ngộ độc nước“. Khái niệm “ngộ độc nước” có thể bạn thấy khá lạ nhưng nó là 1 triệu chứng có thật.
Về công thức, lượng nước cần cho 1 kg cơ thể trong điều kiện bình thường là 40ml. Một người nặng 50kg cần 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải áp dụng quá chính xác cho công thức này. Đa số mọi người thường uống ít hơn lượng nước cần cung cấp cho cơ thể.
Hầu như không có thời điểm uống nước cụ thể cho từng người. Tuy nhiên có 1 vài gợi ý cho bạn về thời điểm uống nước đúng cách cơ bản như sau:
Uống nước khi vừa ngủ dậy. Trước khi ăn sáng 30 phút là hợp lý nhất. Bởi khi vừa ngủ dậy qua 1 đêm dài cơ thể bạn cần bù đắp nước. Bên cạnh đó, uống 1 cốc nước trước khi ăn sáng 30 giúp đường ruột của bạn như được làm sạch. Có tác dụng có cảm giác đói nhiều hơn và ăn sáng ngon hơn.
Uống nước sau khi vận động nhiều (vận động đi lại, chơi thể thao) hoặc làm việc nhiều (làm việc nơi văn phòng có máy lạnh, lao động chân tay) giúp bạn giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi.
Uống nước sau các bữa ăn trong ngày cũng giúp bộ phận tiêu hóa hoạt động tốt hơn và mang lại hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Trước khi đi ngủ nửa tiếng cũng nên uống 1 cốc nước giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Lâu dần thành thói quen còn làm cho cơ thể bạn phòng chống được nguy cơ máu cục máu đông.
Và đơn giản hơn cả là hãy “Uống nước khi khát“. Khi rất khát, chẳng nên nốc một hơi hết ly nước. Mà nên từ từ uống từng ngụm một để cho nước có thì giờ thấm qua thành ruột vào mạch máu, tưới mát các mô bào và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.
Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng của cơ thể, nước phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp,… Con người có thể chịu đựng đói ăn trong vài tuần, nhưng thiếu nước trong dăm ba ngày là đã có nhiều nguy cơ tử vong. Vì vậy, pnviet.com khuyên bạn hãy uống đủ nước và uống nước đúng cách để cơ thể thêm khỏe mạnh.
Từ khóa liên quan:
Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường không bảo hiểm y tế 15.198.000đ, Mổ lấy thai lần đầu không bảo hiểm y tế: 21.346.000đ, mổ lấy thai lần 2 trở lên (không bảo hiểm y tế): 22.546.000đ.....
Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.
Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...
Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...