5 tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe

Những tác dụng của khoai tây như: giảm béo, giảm stress, nâng cao thể chất, trị loét dạ dày, chống ung thư,… và nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe được pnviet.com chia sẻ bên dưới.

Những tác dụng của khoai tây như: giảm béo, giảm stress, nâng cao thể chất, trị loét dạ dày, chống ung thư,… và nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe được pnviet.com chia sẻ bên dưới.

5 tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe

Khoai tây có đặc tính chống oxi hóa và có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư,… pnviet.com xin giới thiệu đến các bạn 5 tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe như sau:

tác dụng của khoai tây

Cuộc sống ngày nay bận rộn làm cho bạn có cảm giác dễ ức chế, căng thẳng, dễ nóng giận và mất bình tĩnh, luôn trong tâm trạng bất an, lo lắng. Đó là do cơ thể bạn thiếu vitamin A và C, hoặc tiếp nhận quá nhiều thực phẩm chứa nhiều thành phần axit.

Nhưng khoai tây là một trong những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A và C, vì vậy, khoai tây giúp giảm căng thẳng và nâng cao tinh thần. Khi rơi vào tình trạng tâm lý như thế, bạn nên dành thời gian chế biến những món yêu thích, bổ dưỡng từ khoai tây nhé.

Trong một nghiên cứu về các thành phần của khoai tây, các nhà khoa học tại Trường Đại Học Manchester (Anh Quốc) đó phát hiện khoai tây có chứa các thành phần kháng khuẩn độc đáo, giúp điều trị chứng viêm loét dạ dày và ngăn chặn sự phát triển, hình thành của các loại vi khuẩn tồn tại trong dạ dày, vốn dĩ là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày và ợ nóng.

Vì vậy, mọi người có thể sử dụng khoai tây trong các bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa các chứng viêm loét dạ dày và các bệnh về đường ruột.

Một củ khoai tây khoảng 150g có thể chứa khoảng 26g cacbon-hydrat và có dạng tinh bột tinh. Tinh bột này được xem là một hiệu ứng sinh lý và hoàn toàn có lợi cho sức khỏe.

Với những tác dụng của khoai tây, bạn có thể cho khoai tây vào trong thực đơn hàng ngày để phòng chống các căn bệnh trên.

Khoai tây rất tốt cho tim. Chất xơ giúp làm giảm cholesterol trong các mạch máu. Vitamin C và B6 giúp giảm thiểu lượng gốc tự do. Carotenoid giúp duy trì sự hoạt động ổn định của tim mạch.

Ngoài ra, vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình methyl hóa, biến đổi các phân tử homocysteine có khả năng gây nguy hại thành phân tử lành tính. Quá nhiều homocysteine sẽ làm hỏng các thành mạch máu, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Thường xuyên ăn khoai tây sẽ có tác dụng giúp bạn quên đi mối lo về lượng mỡ được tích tụ trong cơ thể. Vì khoai tây chứa rất ít chất béo (0,1%), là một trong các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp nhất. Nếu bạn đang muốn ăn kiêng thì khoai tây sẽ là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.

Những lưu ý khi sử dụng khoai tây

Ngoài ra bạn cần chú ý một số điều như luôn sử dụng khoai tây tươi, không nên dùng khoai tây có mọc mầm. Thân, cành, lá và quả khoai tây đều rất độc do chứa các amin alkaloid độc như arsenic, chaconin và solanin cho nên không được dùng chúng.

Khoai tây màu xanh lá cũng rất độc hại, bạn nên cẩn thận khi ăn chúng. Khoai tây chuyển sang màu xanh lá sau khi chúng đã tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Nếu củ khoai vẫn còn rắn, bạn có thể cắt bỏ phần màu xanh và ăn phần còn lại. Nếu như nó đã mềm hoặc bị teo, tốt nhất là nên vứt nó vào sọt rác.

tác dụng của khoai tây

Nếu bạn muốn làm nước ép khoai tây với trái cây khác, cần lưu ý lựa chọn cẩn trọng. Vì một số trường hợp nước ép khoai tây có thể dẫn đến tiêu chảy. Nếu đang gặp vấn đề về dạ dày, bạn không nên sử dụng nước ép khoai tây nhé.

Qua bài viết này, chúng ta đã biết rõ hơn về các lợi ích của khoai tây rồi. Hãy lưu ý bổ sung khoai tây vào chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe bạn nhé!

Từ khóa liên quan:

  • tác dụng của khoai tây luộc
  • tác dụng của khoai tây với da mặt
  • tac hai cua khoai tay
  • tác dụng của khoai tây sống
  • khoai tây sữa tươi
  • tac dung cua khoai tay va mat ong
Bài viết liên quan
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, sữa tươi tách béo, sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa chua,… nhằm cung cấp đủ canxi, DHA, Protein cho quá trình nuôi dưỡng bào thai ngay trong những ngày đầu thai kỳ để phát triển toàn diện...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt

Mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần cần bổ sung nhiều: protein, chất xơ, canxi và sắt,… sự khó chịu của những cơn ốm nghén đã dần biến mất và các giác quan của thai nhi lúc này phát triển mạnh, mẹ có thể cảm nhận được các...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 nên bổ sung nhóm thực phẩm thiết yếu như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, thịt và các loại đậu,… nhằm bổ sung canxi và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Lúc này bé nặng khoảng từ 430 – 500g, các tế bào...

Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần
Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần

Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát...

Subscribe to newsletter