DHA có tác dụng gì, có nhiều trong loại thực phẩm nào?

DHA có nhiều trong gan động vật, dầu cá, lòng đỏ trứng & các loại thuốc tổng hợp DHA, sữa giàu DHA cho bà bầu & trẻ nhỏ. DHA có tác dụng tốt cho sự phát triển của não bộ, võng mạc của mắt,… Nhu cầu DHA cho bà bầu & trẻ nhỏ được pnviet.com chia sẻ cụ thể bên dưới.

DHA có nhiều trong gan động vật, dầu cá, lòng đỏ trứng & các loại thuốc tổng hợp DHA, sữa giàu DHA cho bà bầu & trẻ nhỏ. DHA có tác dụng tốt cho sự phát triển của não bộ, võng mạc của mắt,… Nhu cầu DHA cho bà bầu & trẻ nhỏ được pnviet.com chia sẻ cụ thể bên dưới.

DHA là chất gì?

DHA có tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Acid – một acid béo thuộc nhóm omega-3. DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ.

Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

Đối với trẻ em, DHA cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt vì DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc là nơi tổng chỉ huy sự nhìn của mắt.

DHA cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển, trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Nghiên cứu theo dõi tới khi trẻ 8-9 tuổi người ta thấy trẻ được bú sữa mẹ, và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm thấp hơn.

Ngoài ra, DHA có sự liên hệ chặt chẽ với vòng đầu trẻ sơ sinh, cân nặng và chiều dài.

Cơ thể cần bao nhiêu DHA mỗi ngày?

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung 100 – 200mg DHA mỗi ngày ngoài nhu cầu 250mg axit Omega-3 cho người lớn.

Đối với trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng): Cần bổ sung DHA là 17mg/100kcal và ARA là 34mg/100kcal

Đối với trẻ (1 – 8 tuổi) cần được bổ sung khoảng 80 -100 mg DHA/ngày cho nhu cầu phát triển và hoàn thiện trí não.

Thực phẩm nào chứa nhiều DHA nhất?

thuc-pham-chua-nhieu-dha

Cơ thể không tổng hợp được DHA nên cần bổ sung qua các nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài. Một số loại tảo là nguồn DHA tự nhiên:

  • Nhiều người tin rằng cá tự sản xuất được DHA nhưng thực ra là do chúng ăn tảo mà tích lũy được loại axit béo này.
  • Mỡ của cá hồi, cá trích, cá thu cũng chứa nhiều DHA.
  • Gan động vật;
  • Dầu cá;
  • Một lượng nhỏ DHA có thể tìm thấy trong thịt gà và lòng đỏ trứng.

Nhiều người hiểu lầm rằng một số thực phẩm như hạt lanh có thể cung cấp DHA nhưng thực ra nó chỉ là nguồn của một số axit béo omega, trong đó có ALA là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp lên DHA tuy nhiên quá trình tổng hợp này ít hiệu quả và không ổn định.

Như vậy, để cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là cho sự phát triển của trẻ, việc đảm bảo cung cấp DHA qua chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Có thể ăn nhiều cá biển hơn, uống viên tảo… Dầu gan cá cũng là nguồn DHA tốt, tuy nhiên chúng có thể chứa nhiều vitamin A và có thể gây ngộ độc cho thai nhi.

Từ khóa liên quan:

  • dha có trong thực phẩm nào
  • sữa bầu nào chứa nhiều dha nhất
  • ăn gì để bổ sung dha cho thai nhi
Bài viết liên quan
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, sữa tươi tách béo, sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa chua,… nhằm cung cấp đủ canxi, DHA, Protein cho quá trình nuôi dưỡng bào thai ngay trong những ngày đầu thai kỳ để phát triển toàn diện...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt

Mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần cần bổ sung nhiều: protein, chất xơ, canxi và sắt,… sự khó chịu của những cơn ốm nghén đã dần biến mất và các giác quan của thai nhi lúc này phát triển mạnh, mẹ có thể cảm nhận được các...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 nên bổ sung nhóm thực phẩm thiết yếu như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, thịt và các loại đậu,… nhằm bổ sung canxi và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Lúc này bé nặng khoảng từ 430 – 500g, các tế bào...

Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần
Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần

Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát...

Subscribe to newsletter